Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
hotline: 0936 320 777 | (8 - 21h kể cả T7, CN)

Cùng tìm hiểu về quy định phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam

01/02/2021



Ở mỗi một quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về việc phân loại các nhóm gỗ tự nhiên, điều này giúp cho việc quản lý và xác định giá trị kinh tế, thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Theo đó, quy định về phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam hiện nay rất rõ ràng và là những văn bản được pháp luật quy định rất cụ thể. Điều này chắc chắn sẽ mang đến những thông tin đầy hữu ích đối với rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách rõ ràng hơn ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Ở mỗi một quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về việc phân loại các nhóm gỗ tự nhiên, điều này giúp cho việc quản lý và xác định giá trị kinh tế, thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Theo đó, quy định về phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam hiện nay rất rõ ràng và là những văn bản được pháp luật quy định rất cụ thể. Điều này chắc chắn sẽ mang đến những thông tin đầy hữu ích đối với rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách rõ ràng hơn ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Các văn bản quy định nhóm gỗ được áp dụng ở Việt Nam

Các quy định phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam sẽ đều dựa trên những văn bản cụ thể do nhà nước ban hành. Đây chính là những văn bản thiết yếu để chúng ta có thể đối chứng một cách cụ thể nhất. Hiện nay, văn bản quy định nhóm gỗ áp dụng tại Việt Nam được tổng hợp từ hai quyết định như sau:
 
Các văn bản quy định nhóm gỗ được áp dụng ở Việt Nam

Văn bản thứ nhất: Quyết định số 2198- CNR của Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26 tháng 11 năm 1977 quy định bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước. Hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/1978.

Văn bản thứ hai: Quyết định số 334/CNR ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm Nghiệp về việc điều chỉnh phân loại xếp hạng một số chủng loại gỗ sử dụng.

Ngay cả những quy định nhóm gỗ mới nhất mà các bạn đang tìm hiểu hiệu nay sẽ đều dựa trên những văn bản cụ thể này. Khi tìm hiểu cần có sự song hành, tránh thiếu xót rất đến những khái niệm bị hiểu sai, không chính xác, đánh giá sai đặc tính cũng như giá trị của các loại gỗ tự nhiên.

Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam dành cho bạn

Khi phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam tỉ trọng của gỗ được đo lúc độ ẩm đạt là 15%. Gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao, điều này sẽ có sự khác biệt rất nhiều nếu có sự khác nhau về độ ẩm nên các bạn cần phải lưu ý kĩ hơn. Theo đó, tỉ trọng đo được của gỗ với độ ẩm là 15% sẽ là như sau.
  • Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40
  • Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95
  • Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80
  • Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65
  • Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50
  • Gỗ siêu nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20
Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam dành cho bạn

Dựa trên tỷ trọng cũng như các đặc tính tự nhiên nổi trội của các loại gỗ, tại Việt Nam tên các loại gỗ sẽ được phân thành 8 nhóm khác nhau và chúng ta sẽ có bảng phân loại nhóm gỗ ở Việt Nam cụ thể dưới đấy là:
 
Nhóm Đặc tính Tên các loại gỗ
I Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao. Riêng đối với nhóm I sẽ có sự phân chia thành hai danh mục nhỏ là danh mục nhóm gỗ 1A và danh mục gỗ nhóm 2A. Với chế độ quản lý và bảo vệ riêng biệt.
 
Bằng Lăng Cường, Cẩm Lai, Cẩm Liên, Cẩm thị, Du Sam, Dáng Hương, Gỗ đỏ, gỗ gụ, hoàng đàn, huỳnh đường, hương tía, lát hoa, lát da đồng, mun sọc, mun sừng, mạy lay, Pơ – mu, gỗ sưa,…
 
II Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.
 
Lim xanh, kiền kiền, nghiến, sao xanh, săng đào, gỗ sến mật, sến trắng, táu mật, táu nước, trai lý, vắp, xoay và lát khét,…
 
III Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
 
Gỗ cà (cà chắc, cà ổi), gỗ chai, gỗ chò chỉ, chò chai, chự, chiêu liêu xanh, dâu vàng, gỗ huỳnh, gỗ la khét, lau táu, loại thụ, re mít, săng lẻ, sao đen,…
 
IV Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.
 
Kim giao, hồng tùng, kháo tía, kháo dầu, mít, mỡ, re hương, re xanh, re gừng, sến đỏ, sến bo bo, gỗ sụ, thông ba lá, thông nàng, vàng tâm,…
 
V Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.
 
Gỗ dầu đỏ, giẻ thơm, giẻ lau, giẻ đen, giẻ đỏ, giẻ sồi, gỗ ké, gỗ kè đuôi dông, kẹn, gỗ muồng, muồng gân, mò gỗ, mạ sưa, gỗ nang, gỗ nhãn rừng, phi lao, gỗ re bàu, sa mộc, sau sau,…
 
VI Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất dễ chế biến.
 
Gỗ Ba Khía, bạch đàn chanh, bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, gỗ phay, gỗ quao, gỗ quế, gỗ ràng, xoan ta, xoan mừ, xoan mộc,…
 
VII Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh.
 
Gỗ cao su, gỗ cả lồ, gỗ cám, gỗ choai, chân chim, dung nam, gáo vàng, giẻ bộp, gỗ ưởi, gỗ vang trứng, gỗ vàng anh, gỗ xoan tây,…
 
VIII Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao, không bền.
 
Gỗ bộp, gỗ bo, gỗ bung bí, gỗ chay, gỗ cóc, gỗ cơi, dâu da bắc, dâu da xoăn, gỗ dàng, gỗ đề, gỗ đỏ ngọn,…
 
 

Tham khảo thêm 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay

Thông qua phần tìm hiểu ở trên, các bạn có thể thấy rằng ở mỗi một nhóm gỗ sẽ có đặc tính phân loại khác nhau. Hơn thế, với phần bảng được phân chia rõ ràng như trên các bạn cũng có thẻ dễ dàng trả lời các câu hỏi tương tự như gỗ keo thuộc nhóm mấy hay gỗ sồi thuộc nhóm mấy. Ngoài ra, bên cạnh bảng phân loại thì giá thành của gỗ cũng chính là điều khiến nhiều người tò mò nhất đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm 1.

Vì vậy, sau đây hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay được giới đại gia vô cùng yêu thích. Và tất nhiên so với giá gỗ nhóm 3 còn cao hơn rất nhiều.

 
Tham khảo thêm 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay

+ Gỗ Bocote: Với giá trị kinh thế có thể lên tới 30 USD/ 30cm. Do đặc tính gỗ có nhiều vân đẹp và bền nên được rất nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Đây còn là loại gỗ quý hiếm nhất trên thế giới hiện nay.

+ Gỗ Cẩm Lai: Tính đến thời điểm hiện tại gỗ Cẩm Lai có mức giá trung bình dao động từ 40 – 50 tr/m3 gỗ với đường kính lớn trên 1m. Còn giá gỗ Cẩm Lai Lào và Campuchia cũng không chênh lệch quá lớn với ở Việt Nam.

+ Gỗ Sưa: Gỗ Sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt gỗ sưa với giá hàng nghìn USD.

 

+ Gỗ Purple Heart: Gỗ Purple Heart trở thành một trong các loại gỗ quý hiếm nhất thế giới vì đặc tính bền lâu, chịu được sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, màu sắc có sự khác biệt nhất với giá bán 11,99 USD/Board Feet.

+ Gỗ Lignum Vitae: Được coi là loại gỗ nặng nhất và cứng nhất trên thế giới. Màu gỗ sẽ từ màu nâu của màu ô liu đến màu nâu xanh đậm đến gần như đen, đôi khi có màu đỏ và giá bán 5 USD/Pound.

+ Gỗ Hồng Ngà: Nếu như bạn đang thắc mắc không biết nhiêu thì giá gỗ Hồng Nga thường được ví đắt như kim cương. Có giá bán 7- 8USD/Board Feet với một màu sắc vô cùng đặc trưng với màu đỏ hồng nhạt rất đẹp và đây là loại gỗ quý đến từ Châu Phi.

+ Gỗ Mun: Ưu điểm của loại gỗ tự nhiên này chính là bề mặt rất bóng mịn àng được đánh bóng hay sử dụng lâu năm thì bề mặt gỗ lại càng bóng mịn hơn. Mức giá tham khảo vào thời điểm hiện tại là khoảng 13-14 triệu mét khối hàng tròn, và khoảng 18-19 triệu/ mét khối hàng hộp.

 

+ Gỗ Trầm Hương: Gỗ Trầm khá cứng và nặng, thường có màu nâu hay sọc (chỉ) nâu đen, gỗ trầm có vân đậm nhạt và dợn sóng. Giá bán của loại gỗ này lên đến 10.000 USD/kg và thuộc vào TOP gỗ tự nhiên có giá đắt nhất trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam.

+ Gỗ Đàn Hương: Đây là một loại gỗ có hương thơm rất dễ chịu nhờ cả cây và rễ đều chứa một loại tinh dầu thơm màu vàng. Mức giá bán của loại gỗ này hiện nay dao động trong khoảng 20.000 USD/kg.

+ Gỗ Đen Châu Phi: Đây là một loại gỗ sáp dày đặc và rất lý tưởng trong việc điêu khắc các chi tiết nhỏ. Chính điều này làm cho nó trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu để khắc gỗ hoặc làm nhạc cụ với giá bán lên đến 10.000 USD/kg.

Quy định phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam được ban hành dựa trên những văn bản pháp luật của thể. Với những chính sách về quản lý, bảo vệ rất rõ ràng mang đến những đánh giá tổng quan nhất cho người dân. Thông qua phần chia sẻ ngày hôm nay, hi vọng đã mang đến thật nhiều thông tin tham khảo cho các bạn đọc của chúng tôi.


Tham khảo thêm : 
Hướng dẫn cách trưng bày tủ rượu đẹp hợp phong thủy
Sản phẩm hot
Mã số:CSSBY6016
liên hệ : 0936 320 777
Mã số:CSSD216
liên hệ : 0936 320 777
Mã số:SCS-FS187
liên hệ : 0936 320 777