Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
hotline: 0936 320 777 | (8 - 21h kể cả T7, CN)

Các loại gỗ quý ở Tây Nguyên và ứng dụng tuyệt vời trong đời sống con người

22/04/2023



Không chỉ có độ bền, vân gỗ mà các loại gỗ quý ở Tây Nguyên nói riêng và các loại gỗ quý nói chung còn mang lại giá trị kinh tế khá cao. Vậy những mẫu gỗ quý đó có tên là gì? Đặc điểm ứng dụng của chúng nó đối với đời sống con người là gì? Cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác và nhanh chóng nhất nhé!  

Gỗ quý là gỗ gì? Cách nhận biết gỗ quý 

Có rất nhiều loại gỗ quý hiện nay vậy gỗ quý là gì và như thế nào được coi là gỗ quý? Bạn có thể hiểu đơn giản là gỗ quý là loại gỗ mang lại giá trị kinh tế và tinh thần cao. Đổi lại số lượng của chúng khá ít và có nguy cơ tuyệt chủng vì bị khai thác thương mại quá mức. Dựa vào một số đặc điểm sau đây bạn sẽ hiểu hơn về loại gỗ này. 

  • Gỗ quý thường có vân gỗ đa dạng, màu sắc tự nhiên.
  • Các loại gỗ quý thường nặng, chắc, cứng, có tỷ trọng cao và sức chịu lực cao.
  • Gỗ quý thường có mùi hương rất thơm và tính thẩm mỹ cao.
  • Các loại gỗ thường có độ bền cao, không bị cong vênh dưới tác động của thời gian và yếu tố bên ngoài, không bị mối mọt...
  • Một số loại gỗ quý còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Các loại gỗ quý mà bạn nên biết

Các loại gỗ quý ở Tây Nguyên 

Gỗ Trầm Hương 

Trầm hương được ví như “cây của các vị thần” và nằm trong danh sách các loại gỗ quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Loại gỗ này có chiều cao từ 15 đến 30 mét và phân bố nhiều ở Đông Nam Á. Nhận biết trầm hương có giá trị, người mua có thể dựa trên một số đặc điểm như sau: 

  • Có vỏ gỗ nhẵn mịn, màu nâu xám 
  • Đường vân gỗ sắc nét
  • Gỗ có trọng lượng nặng 
  • Mùi thơm của gỗ thoang thoảng khi đốt có kết xoáy và sẽ tan nhanh trong không khí. 
  • Có thể nổi trên nước 

 Với giá trị cao mà gỗ gỗ trầm hương mang lại không phải ai cũng có thể sở hữu mẫu gỗ này. Theo quan niệm xưa, muốn có được gỗ phải có duyên và đồ làm từ gỗ trầm hương này sẽ mang lại may mắn. 

Gỗ trầm hương cao cấp

Gỗ Cẩm Lai

Khi kể đến các loại gỗ quý ở Tây Nguyên không thể không kể đến mẫu gỗ Cẩm Lai này. Đây là dòng gỗ cây to có tán rộng chiều cao của cây có thể lên đến 25m và đường kính từ 0,5 - 0,6m. Loại gỗ này có: 

  • Chất gỗ đanh 
  • Vân gỗ đẹp 
  • Màu nâu hồng, thớ mịn và khá dễ khi gia công. 

Loại gỗ này sinh trưởng khá chậm nên việc khai thác còn khá hạn chế. Ứng dụng nhiều nhất của loại gỗ này chính là sử dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ hoặc nhạc cụ dân tộc. 

Gỗ cẩm lai hiện đại

Gỗ Gụ 

Gỗ gụ (còn có một số tên gọi địa phương như gụ hương, gõ dầu,...) tên khoa học là Sindora tonkinensis, thuộc họ đậu. Gỗ gụ là một tấm gỗ hoặc phiến gỗ được xẻ  từ thân cây gỗ gụ sau khi đã được sửa chữa để vận chuyển và sử dụng. 

 

Gỗ gụ hiện được xếp vào danh sách những loại cây quý hiếm cần được bảo tồn trong Sách Đỏ của cả Việt Nam và thế giới do có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

 

Gỗ gụ thường mọc trong rừng thường xanh nhiệt đới  nơi mưa ẩm, tầng đất dày, không bị ướt sau mưa, độ cao không quá 700 mét so với mực nước biển. Gỗ gụ là loại gỗ đặc nên rất nặng, chắc và quý hiếm nên được Nghị định số 18 HĐBT ngày 17/01/1992 xếp vào nhóm I cùng với nhiều loại gỗ quý hiếm khác.

 

Cách giúp bạn nhận biết gỗ gụ này là: 

  • Màu sắc: Gỗ có 3 màu được thay đổi từ khi mới khai thác cho đến khi gỗ già lần lượt là màu vàng, nâu đỏ, nâu đậm.
  • Độ nặng: Nặng hơn rất nhiều loại gỗ quý hiện nay.
  • Mùi hương: Khi ngửi về cơ bản không thấy mùi hăng nhưng có hơi chua.
  • Thớ gỗ thẳng, mịn, vân đẹp có hình dáng như hoa đa dạng, bắt mắt
  • Gỗ bền, dễ đánh bóng, ít cong vênh, không mối mọt

Gỗ Sơn Huyết 

“Sơn Huyết” là tên gọi của người Việt Nam đặt cho loại cây này ngoài ra có thể gọi chúng là “sơn tiêu, sơn rừng” . Trên thế giới, cây sơn huyết có tên Latin là Melanorrhea laccifera Pierre, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae và bộ: Cam Rutales.

 

Trong danh mục các loại gỗ quý ở Tây Nguyên hay Việt Nam thì gỗ Sơn Huyết được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Tiêu chí đánh giá của những loại gỗ nằm trong gỗ nhóm 1 này là dựa vào: 

  • Màu sắc, 
  • Vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, 
  • Hương vị mùi vị thơm 
  • Cực kỳ quý hiếm, ngày càng khan hiếm, có giá bán rất cao.

Vỏ bọc bên ngoài cây sơn huyết sẽ có màu xám tro với nhiều vết nứt dọc và lỗi bì sáng. Thịt gỗ dày khoảng 7mm có mủ vàng sau đó sẽ cứng lại chuyển sang màu đen. Sự tăng trưởng của cây Sơn Huyết được đánh giá ở mức trung bình. 

Gỗ Sơn Huyết cao cấp

Gỗ Gõ đỏ 

Tên khoa học của gỗ gõ đỏ là: Afzelia xylocarpa, thuộc thực vật họ đậu (Fabaceae). Đây là loại cây có cành thấp có chiều cao từ 25 - 30m, thân thẳng tròn vỏ màu xám trắng và khá sần sùi. Đây chính là loại cây mà vào tháng 3 tháng 4 thường rộ lên việc chụp ảnh. Hoa của gỗ gõ đỏ có màu trắng và nở rộ. 

 

Đây không chỉ là loại gỗ có chất lượng tốt mà khi gia công không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đặc biệt là có vân gỗ rất đẹp đem lại giá trị thẩm mỹ cao. Vì vậy nên gỗ gõ đỏ được ứng dụng khá nhiều cho việc thiết kế đồ nội thất. 

 

Để nhận biết loại gỗ này không khó chẳng hạn như: 

  • Vân gỗ: Có đường vân lớn, các giác gỗ có màu vàng sẽ đan xen vào các giác goox màu đen nên khá dễ phân biệt. 
  • Độ đằm và nặng của gỗ: Gỗ có trọng lượng nặng nên khi cầm trên tay khá đằm tay và có độ cứng cao cùng khả năng chịu lực tốt. 
  • Loại gỗ này không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn mang giá trị kinh tế cực kì cao.
Gỗ gõ đỏ cao cấp hiện nay

Gỗ Trắc 

Gỗ trắc là gì? Từ xa xưa đã biết đến là loại gỗ to, đồ sộ và dày như gỗ lim. Tuy nhiên, khác với mùi hắc của gỗ lim, gỗ Trắc có mùi chua đặc trưng của loại gỗ quý hiếm này. Gỗ Trắc rất bền, dường như hoàn toàn “miễn nhiễm” với mối mọt và sự biến dạng của môi trường. 

 

Không chỉ chất lượng gỗ mà tinh dầu chứa trong đó cũng khiến gỗ Trắc trở nên đặc biệt quý hiếm. Mặc dù giá cao (kg), gỗ trắc vẫn có nhu cầu ở tất cả các quốc gia và khu vực, khiến loại gỗ quý này càng trở nên hiếm hơn. Gỗ Trắc hiện nay có 3 loại chính trong ngành nội thất Việt Nam đó là: gỗ Trắc đỏ, gỗ Trắc đen và gỗ Trắc vàng.

  • Gỗ trắc có tuổi thọ cao
  • Gỗ trắc có giá trị thẩm mỹ tốt
  • Gỗ trắc lành tính

Gỗ Pơ mu 

Gỗ Pơ Mu là một trong những loại gỗ quý  được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Tên khoa học của cây Pơ Mu  là Pơ mu (họ Hoàng gia, nằm giữa hai chi: Chamaecyparis và Calocedrus). Một số tên gọi khác của cây Pơ Mu mà chúng ta hay nghe như khung, sưa, hoắc, khơ mu, sưa, hồng he, v.v. 

 

Gỗ của cây Pơ Mu luôn được xếp vào nhóm gỗ quý nhóm I. Gỗ Pơ Mu có những đặc điểm nổi bật như:

  • Có đặc điểm giống các loại gỗ có dầu (như gỗ thông). Ban đầu gỗ Pơ Mu có màu rất sáng. Nhưng dần dần sẽ bị xỉn, ngả vàng.
  • Gỗ Pơ Mu có mùi thơm nhè nhẹ
  • Có khả năng đuổi côn trùng ruồi muỗi,chống mối mọt
  • Vân gỗ đẹp, màu sắc hài hòa
  • Gỗ nhẹ, độ bền cao
  • Gỗ Pơ Mu lâu năm có đặc điểm chất gỗ đanh và cứng, thớ nhỏ mịn, độ liên kết giữa các tôm cao nên rất dẻo dai. Do vậy, gỗ này rất hiếm khi bị cong vênh trong sử dụng.
Gỗ pơ mu cao cấp

Ứng dụng chung của các loại gỗ quý ở Tây Nguyên 

Cây có chất lượng cao, bền và có giá trị thẩm mỹ cao, mang nhiều giá trị kinh tế và tinh thần. Do đó, việc sử dụng gỗ quý trong cuộc sống cũng rất đa năng. Trong đó, các loại gỗ đặc biệt quý hiếm thường được sử dụng như:

  • Làm đồ thủ công, mỹ nghệ: Chúng ta không còn xa lạ gì với những lọ lộc bình gỗ, ấm trà gỗ, lục bình… có giá trị. Vì vậy có thể nói công dụng tuyệt vời của chúng là trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật tạo hình. 
  • Sử dụng trong ngành nội thất: Việc sử dụng gỗ quý được coi là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Với khả năng chống chịu lực, chống biến dạng, mối mọt, nứt nẻ,… và tính thẩm mỹ cao của gỗ, bạn có thể tạo ra những sản phẩm nội thất đẹp, chất lượng cao như bàn ghế, giường, tủ, đồ gia dụng…. 
  • Trong lĩnh vực phong thủy và tâm linh: Các loại gỗ quý như Ngọc Am, Sưa, Trầm hương… được chế tác thành bàn thờ, tượng phật, vòng gỗ,… Chúng được coi là biểu tượng. Một vật tâm linh giúp mang lại nhiều an lành, sức khỏe, hạnh phúc và may mắn cho gia đình, phục vụ nhu cầu tâm linh khá tốt. 
  • Ứng dụng sản xuất sản phẩm y tế.
Ứng dụng của các loại gỗ quý ở Tây Nguyên


Vì vậy, các loại gỗ quý ở Tây Nguyên nói chung có giá trị mang tính ứng dụng rất cao và ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu thực tế, khách hàng có thể tìm loại gỗ và sản phẩm gỗ phù hợp. Nhớ kỹ đặc điểm nhận dạng của từng loại để mua đúng cây nhé.

Các loại gỗ quý có giá bao nhiêu? Cách tính 

Giá bán của các loại gỗ quý ở Tây Nguyên không hề rẻ nên có thể không phù hợp với nhu cầu chung của số đông người dân. Nhưng bạn vẫn nên biết cách tính biết đâu có cơ hội được tiếp xúc với nó nhé! 

  • Đối với gỗ tròn: V = L x S ( V là thể tích, L là chiều dài, S là diện tích mặt cắt tròn) 
  • Đối với gỗ vuông: V = H x a x a (V là thể tích, H là chiều dài khối gỗ, a là độ dài cạnh)  
  • Đối với gỗ chữ nhật: V = H x a x b (V là thể tích, H là chiều dài khối gỗ, a là chiều rộng mặt cắt, b là chiều dài). 
cách tính các loại gỗ quý

Và với những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể ước tính giá trị của từng loại gỗ cho mục đích sử dụng riêng của bạn. Đi cùng với đó là phân tích chi tiết của chúng tôi về các loại gỗ quý ở Tây Nguyên cho bạn hiểu rõ hơn. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé! 

Sản phẩm hot
Mã số:FDLA12S
liên hệ : 0936 320 777
Mã số:FOSH816-1
liên hệ : 0936 320 777